Hợp kim nhôm là một kim loại được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngảnh nghề khác nhau như trong lĩnh vực làm khuôn, jig gá, bán dẫn, đồ gia dụng…Qua đó ta có thấy được tính ứng dụng của kim loại này và để hiểu rõ hơn về kim loại này qua bài viết dưới đây!
Mục lục
1 Hợp kim nhôm là gì?
2 Tính chất nổi bật của hợp kim nhôm
– Độ bển cao
– Dẫn điện và nhiệt tốt
– Dễ tạo hình và đúc khuôn
3 Một số ứng dụng của hợp kim nhôm trong đời sống
1 Hợp kim nhôm là gì?
Hợp kim nhôm là hợp chất được tạo ra từ nhôm và các nguyên tố kim loại khác như đồng, magie, silic, kẽm, sắt,… Trong đó, tỷ trọng của nhôm thường cao hơn các thành phần kim loại khác nên hợp chất này mang nhiều đặc tính của kim loại nhôm, có màu trắng bạc, ánh kim nhẹ, cấu trúc tốt, chống ăn mòn, chống oxy tốt, khối lượng nhẹ, mềm, độ cứng, độ bền cao hơn nhôm nguyên chất.
2 Tính chất nổi bật của hợp kim nhôm
Độ bền cao
Những hợp kim của nhôm trên bề mặt thường phủ một lớp nhôm oxit được tạo ra từ quá trình oxy hóa. Lớp nhôm oxit này đóng vai trò như “tấm khiên” giúp tăng cường bảo vệ kết cấu bên trong, chống ăn mòn tốt, cho độ bền cao dù không có bất kỳ lớp sơn, mạ nào được phủ trên bề mặt.
Dẫn điện và nhiệt tốt
Vì nhôm vốn có tính dẫn điện tốt (chỉ đứng sau bạc và đồng) nên chất liệu hợp kim nhôm với tỉ lệ nhôm chiếm phần lớn cũng kế thừa đặc tính này. Chỉ số dẫn điện cao bằng 2/3 kim loại đồng và hợp kim đồng. Bên cạnh đó, hợp kim nhôm cũng có tính dẫn nhiệt cao, khả năng giãn nở nhiệt thấp
Dễ tạo hình và đúc khuôn
Hợp kim nhôm rất mềm nhẹ và dẻo dai, có thể dát thành tấm mỏng, kéo sợi hoặc tạo ra những hình dạng khác nhau tùy theo yêu cầu gia công của bạn. Hơn nữa, loại hợp kim này có độ nóng chảy không quá cao, nằm ở khoảng 550 – 660°C, bạn có thể tạo hình, đúc khuôn linh hoạt, phù hợp với công việc của mình.
3 Một số ứng dụng của hợp kim nhôm trong đời sống
Với nhiều tính chất nổi bật mà hợp kim nhôm sở hữu, vật liệu này được tin tưởng và sử dụng phổ biến trong nhiều ngành, lĩnh vực:
– Công nghệ chế tạo phương tiện vận tải: hợp kim nhôm được dùng để sản xuất các linh kiện, phụ tùng cho các phương tiện giao thông như xe đạp, xe máy, xe hơi, xe tải, tàu biển, xe tàu hỏa,…
– Linh kiện điện tử: nhiều chi tiết trong điện thoại, laptop, đồng hồ,… được làm từ vật liệu hợp kim nhôm.
– Cơ khí, xây dựng, đồ ngoại nội thất: là thành phần chính trong quá trình chế tạo máy móc, cửa sổ, cửa chính, khung cửa, ban công, bàn ghế, cầu thang, đường ống dẫn nước, cánh cổng,…
– Gia dụng: dùng trong ngành sản xuất giấy nhôm, màng bọc thực phẩm, nồi, chảo, vòi rửa chén, dụng cụ gia đình,… Đặc biệt là thang nhôm với độ bền và tính chịu lực, chịu nhiệt tốt.
– Những lĩnh vực khác: nguyên liệu quan trọng trong ngành chế tạo máy bay, tên lửa, các thiết bị ngành hàng không vũ trụ khác, dùng điều chế kim loại có mức nhiệt nóng chảy cao như Vonfram, Crom, cũng là thành phần sản xuất pháo hoa,…